Những Quy Tắc An Toàn Trong Phòng Thí Nghiệm Vi Sinh Vật (Phần 2)

21-02-2023
Ngoài việc tuân thủ các quy định nghiêm ngặt khi thao tác thí nghiệm như phải có bảo hộ cá nhân, làm việc trong các tủ an toàn sinh học, tủ cấy vi sinh, tủ đựng hóa chất, tủ hút hóa chất…

Phòng thí nghiệm vi sinh vô cùng quan trọng đây là nơi để giúp chúng ta thao tác, nghiên cứu trên các đối tượng là vi sinh vật. Giúp phân lập và xác định được các đặc điểm của những vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm. Góp phần kiểm soát được bệnh tật thường xuyên và cung cấp các kiến thức về các loại vi khuẩn lây nhiễm. Như vậy hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều tra nguồn gốc và cách thức lây bệnh.

Chính vì thế, người làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm vi sinh vật cần tuân thủ các quy tắc cơ bản sau đây để đảm bảo an toàn trong quá trình thao tác tránh lây các mầm bệnh từ sinh vật có hại:
Tuyệt đối không để môi trường hay vật phẩm có vi sinh vật dấy lên quần áo, sách vở và dụng cụ cá nhân. Đồng thời cũng phải chú ý bảo vệ da và quần áo khỏi bị dính hóa chất và thuốc nhuộm.
Cẩn thận khi thao tác với đèn cồn hoặc đèn Bunsen. Tắt ngọn lửa khi chưa có nhu cầu sử dụng hoặc ngay sau khi thực hiện xong mỗi thao tác. Tuyệt đối không dùng đèn cồn để mồi lửa đèn cồn.
Sử dụng quả bóp cao su khi thao tác ống hút định lượng. Tuyệt đối không hút bằng miệng.
Không tự ý sử dụng trang thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm khi chưa được hướng dẫn cụ thể. Sử dụng theo hướng dẫn, hết sức thận trọng, tránh làm đổ vỡ và hư hỏng.
Tất cả các vật liệu bị nhiễm bẩn, môi trường chứa hoặc nhiễm vi sinh vật cần phải được khử trùng trước khi vứt bỏ hoặc sử dụng lại. Các dụng cụ, bình chứa nhiễm vi sinh vật cần được ngâm vào dung dịch diệt khuẩn trước khi rửa và tái sử dụng.
Kết thúc thí nghiệm phải vệ sinh các thiết bị, dụng cụ đã sử dụng theo đúng quy trình và sắp xếp vào đúng nơi quy định.
Rửa tay sạch sẽ trước khi rời phòng thí nghiệm.
Tất cả các trường hợp tai nạn phải báo cáo cho cán bộ hướng dẫn thí nghiệm để kịp thời và xử lý.
Zalo
Hotline: 0836.72.74.79